3 LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NHÀ CÓ GÁC LỬNG

1. Chiều cao

Thực chất của việc thiết kế gác lửng là sử dụng không gian trống phía trên do đó vấn đề chiều cao cần được chú trọng, nhất là đối với những căn hộ có diện tích nhỏ. Thông thường độ cao của tầng 1 và gác lửng trong khoảng 2.5 đến 3m và chiếm khoảng 2/3 chiều dài của ngôi nhà. Cầu tháng đi lên thường sử dụng thang đứng hoặc có thiết kế nhỏ gọn, ít bậc để không tốn nhiều diện tích và trang trí nhà đẹp.


Nhiều ngôi nhà xây mới với gác lửng thiết kế đúc và chiếm diện tích khoảng 1/3 đến ½ tầng trệt. Độ cao tầng lửng là 2.2 – 2.5m còn độ cao tầng trệt có lửng vào khoảng 4.5 – 5m. Với chiều cao như vậy, ngôi nhà sẽ rộng rãi hơn mà không bị gò bó bởi tầng lửng.

2. Chức năng sử dụng

Tầng lửng có thể được sử dụng với mục đích khác nhau tùy vào nhu cầu mỗi người và đặc điểm kết cấu mỗi ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà nhỏ, tầng lửng thường được sử dụng làm phòng ngủ hoăc phòng làm việc, bên dưới là khu vực bếp ăn, phần còn lại của tầng trệt sẽ là không gian sinh hoạt chung hoặc phòng khách. Nhiều người thiết kế gác lửng nhỏ để làm phòng thờ.



Nếu không gian rộng, tầng lửng có thể được sử dụng làm không gian sinh hoạt chung, phòng ngủ còn tầng trệt có thể tận dụng làm khu vực kinh doanh, bán hàng. Từ trên tầng lửng, bạn có thể dễ dàng quan sát toàn bộ không gian tầng trệt.

3. Trang trí, thiết kế nội thất

Do có thêm gác lửng nên sẽ tạo cảm giác trật trội nếu không biết cách bố trí nội thất. Đối với những ngôi nhà nhỏ, nội thất đa năng sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Với căn nhà lớn hơn, sẽ có nhiều cách trang trí để tạo ra không gian hợp lý và đẹp mắt. Tham khảo thêm 5 mẫu nhà có gác lửng tuyệt đẹp để có thêm gợi ý thiết kế nội thất nhé.